Sử dụng hàm IF nâng cao trong Excel gồm nhiều hàm IF lồng vào nhau hoặc hàm IF có nhiều điều kiện kết hợp thành một điều kiện phức hoặc sự kết hợp giữa hai loại (sử dụng điều kiện phức trong hàm IF lồng nhau). Nếu bạn sử dụng hàm IF nâng cao trong Excel thuần thục thì hầu như sẽ giải quyết mọi bài toán về xử lý bảng tính.
I. Sử dụng hàm IF nâng cao trong Excel : Cấu trúc lồng nhau
Đây là bài toán có nhiều lựa chọn chứ không đơn thuần như sử dụng hàm IF đơn giản trong Excel có hai lựa chọn tùy theo điều kiện (đúng, sai).
1. Cú pháp
IF(Logical_test, [value_if_true], IF(Logical_test, [value_if_true], [value_if_false]))
* Logical_test, value_if_true: Giống như sử dụng hàm IF đơn giản trong Excel.
* value_if_false = IF(Logical_test, [value_if_true], [value_if_false])
Sử dụng hàm IF nâng cao trong Excel theo cấu trúc lồng nhau thì value_if_false lại là một hàm IF đầy đủ (Logical_test của IF ngoài và IF trong khác nhau mà thôi).
2. Ví dụ áp dụng
Sử dụng hàm IF nâng cao trong Excel xử lý bảng tính sau:
Sử dụng hàm IF nâng cao trong Excel : Bảng tính minh họa
1. LOẠI
– Nếu Điểm TB >=9, Loại “X. Sắc”.
– Nếu Điểm TB >=8, Loại “Giỏi”.
– Nếu Điểm TB >=6.5, Loại “Khá”.
– Nếu Điểm TB >=5, Loại “T. Bình”.
– Còn lại Yếu.
——
=IF(E4>=9,”X. Sắc”, IF(E4>=8,”Giỏi”,IF(E4>=6.5,”Khá”,IF(E4>=5,”T. Bình”,”Yếu”))))
Hoặc
=IF(E4<5,”Yếu”, IF(E4<6.5,”T. Bình”,IF(E4<8,”Khá”,IF(E4<9,”Giỏi”,”X. Sắc”))))
Chú ý:
– Đối với kiểu số: Sử dụng điều kiện phải theo trình tự giảm dần hoặc tăng dần: E4>=9; E4>=8; E4>=6.5,…
– Số lượng dấu ngoặc đóng “)” bằng số hàm IF.
2. THƯỞNG HỌC TẬP
– X. Sắc được 1000000
– Giỏi được 800000
– Khá được 500000
– T. Bình được 300000
– Còn lại không có thưởng.
————-
=IF(F4=”X. sắc”, 1000000,IF(F4=”Giỏi”,800000,IF(F4=”Khá”,500000,IF(F4=”T. Bình”,300000,0))))
Chú ý:
– Điều kiện là dữ liệu kiểu chuỗi không cần theo trình tự, tuy nhiên để dễ kiểm soát thì bạn cũng nên lưu ý.
II. Sử dụng hàm IF nâng cao trong Excel : Điều kiện ghép
Điều kiện ghép trong hàm IF là gom nhiều điều kiện thành một điều kiện tổng hợp. Có hai hàm để gom các điều kiện: Hàm AND và hàm OR.
1. Hàm AND
Cú pháp
AND(logical1, logical2,…,logicaln)
Hàm này trả về
– TRUE (đúng) nếu tất cả điều kiện (logical) đúng.
– FALSE (sai) nếu có ít nhất một điều kiện (logical) sai.
Ví dụ
AND(2>1,3=2+1,1*2=2) = TRUE vì:
* 2>1 đúng.
* 3=2+1 đúng.
* 1*2=2 đúng.
AND(2>1,3=2+1,1*2=2,0=1) = FALSE vì:
* 0=1 sai.
Chỉ có ít nhất một điều kiện sai thì hàm AND = FALSE (sai), bạn không cần phân tích thêm các điều kiện khác.
IF(AND(2>1,3=2+1,1*2=2),5,10) = 5
IF(AND(2>1,3=2+1,1*2=2,0=1),5,10) = 10
2. Hàm OR
Cú pháp
OR(logical1, logical2,…,logicaln)
Hàm này trả về
– TRUE (đúng) nếu có ít nhất một điều kiện (logical) đúng.
– FALSE (sai) nếu tất cả điều kiện (logical) sai.
Ví dụ
OR(2>1,3<>2+1,1*2>2) = TRUE vì:
* 2>1 đúng.
Không cần phân tích thêm các điều kiện còn lại.
IF(OR(2>1,3<>2+1,1*2>2),5,10) = 5
3. Hàm NOT
Hàm này có thể kiểm tra về mặt lý thuyết, ít sử dụng trong thực tế.
Cú pháp
NOT(logical)
Hàm này trả về kết quả ngược với logical.
– Logical = TRUE =>NOT(logical)=FALSE
– Logical = FALSE =>NOT(logical)=TRUE
Ví dụ:
NOT(2=1) = TRUE
NOT(3>2) = FALSE
IF(NOT(2=1),5,10) = 5
4. Ví dụ áp dụng
3. THƯỞNG 8/3
– Nữ với tuổi <=15 được 200000
– Nữ với tuổi >15 được 150000
– Còn lại không có thưởng.
———–
=IF(AND(D4=”Nữ”,C4<=15),200000,IF(AND(D4=”Nữ”,C4>15),150000,0))
Hoặc
=IF(D4=”Nữ”,IF(C4<=15,200000,150000),0)
4. THƯỞNG KHÁC
– Nếu Nữ hoặc tuổi <=15 được 200000. Ngoài ra không có thưởng.
——
=IF(OR(D4=”Nữ”,C4<=15),200000,0)
5. TỔNG CỘNG
Bạn tự thực hiện.
Lời kết
Như đã trình bày, sử dụng hàm IF nâng cao trong Excel sẽ thực hiện hầu hết mọi bảng tính Excel. Bạn chỉ cần tìm những giá trị, biểu thức hoặc hàm thích hợp đưa vào các tham số trong hàm IF thì sẽ cho ra kết quả như mong muốn.