Các hàm đếm trong Excel là sử dụng những hàm liên quan đến thống kê (chủ yếu đếm các giá trị) để áp dụng vào bảng tính. Các hàm đếm trong Excel được trình bày trong bài viết này áp dụng được tất cả các phiên bản từ Excel 97 đến Excel 2016.
Bảng tính minh họa
Bảng tính này minh họa cho các hàm dưới đây:
I. Các hàm đếm trong Excel : Giá trị số
Cú pháp:
COUNT(Khối ô)
Công dụng:
Đếm những ô (trong khối ô) có chứa giá trị số.
Ví dụ:
=COUNT(C5:C13)= 9
Chú ý:
– Những ô nhận điểm 0 (chứa giá trị số) nếu không nhập vào thì hàm này sẽ bỏ qua (không đếm các ô này).
II. Các hàm đếm trong Excel : Giá trị chuỗi
Cú pháp:
COUNTA(Khối ô)
Công dụng:
Đếm những ô (trong khối ô) có chứa giá trị chuỗi.
Ví dụ:
=COUNTA(A5:A13)= 9
=COUNTA(B5:B13)= 7
III. Các hàm đếm trong Excel : Giá trị rỗng
Cú pháp:
COUNTBLANK(Khối ô)
Công dụng:
Đếm những ô (trong khối ô) có chứa giá trị rỗng.
Ví dụ:
=COUNTBLANK(B5:B13)= 2
=COUNTBLANK(B5:B13)= 2
IV. Các hàm đếm trong Excel : Theo điều kiện
Cú pháp:
COUNTIF(Khối ô, Điều kiện)
Công dụng:
Đếm những ô (trong khối ô) thỏa điều kiện.
Ví dụ:
=COUNTIF(B5:B13, “X”)= 7
=COUNTIF(C5:C13, “>=5”)= 5
Chú ý:
– Điều kiện phải đặt trong cặp dấu nhấp kép (” “).
Khi thực hiện trong bảng tính Excel, các khối ô nên cố định (F4) để sao chép (copy) đến những ô khác khối ô không bị lệch.
V. Hàm xếp hạng
Hàm này ngoài phạm vi các phép đếm nhưng rất hữu ích khi thực hiện đối với những bảng tính liên quan đến điểm số, giá trị.
Cú pháp:
RANK(Giá trị, Tham chiếu, Cách xếp hạng)
Công dụng:
Xếp hạng dựa theo “Giá trị” so với “Tham chiếu”.
Cách sử dụng:
Cách xếp hạng có hai giá trị:
1: Khi giá trị càng lớn thứ hạng càng lớn (đứng cuối danh sách). Phù hợp trong thi đấu thể thao chẳng hạn.
0: Khi giá trị càng lớn thứ hạng càng nhỏ (đứng đầu danh sách). Phù hợp trong học tập.
Ví dụ:
=RANK(C5,C5:C13,0) = 1
=RANK(C9,C5:C13,0) = 2
=RANK(C13,C5:C13,0) = 2
Chú ý:
– Hàm RANK thực hiện đúng trong trường hợp “đồng hạng”.
Ví dụ:
Trong bảng tính trên, khối ô C5:C13, có C5 = hạng 1; C9, C13 = 2 (đồng hạng), thì hạng tiếp theo là 4.
Áp dụng
Yêu cầu thực hiện
1. Nếu ĐIỂM THI >=5 ghi “ĐẬU”, ngược lại ghi “RỚT”.
2. LOẠI:
– Nếu >=9, ghi “X. Sắc”
– Nếu >=8, ghi “Giỏi”
– Nếu >=7, ghi “Khá”
– Nếu >=6.5, ghi “TB Khá”
– Nếu >=5, ghi “T. Bình”
– Nếu >=3.5, ghi “Yếu”
– Còn lại ghi “Kém”
3. HẠNG: Điểm thi cao nhất hạng 1, tiếp theo hạng 2,… (xét trường hợp đồng hạng).
4. BẢNG THỐNG KÊ 1
– Đếm số lượng ĐẬU, RỚT.
– Tính phần trăm của mỗi loại (ĐẬU, RỚT).
5. BẢNG THỐNG KÊ 2
– Tương tự Bảng thống kê 1 nhưng đối với LOẠI.
6. BẢNG THỐNG KÊ 3
– Tương tự Bảng thống kê 1
Giải gợi ý:
1. ĐẬU / RỚT
D5=IF(C5>=5,”ĐẬU”,”RỚT”)
2. LOẠI
E5 =IF(C5>=9,”X. sắc”,IF(C5>=8,”Giỏi”,IF(C5>=7,”Khá”,IF(C5>=6.5,”TB-Khá”,IF(C5>=5,”T. BÌNH”,IF(C5>=3.5,”Yếu”,”Kém”))))))
3. HẠNG
F5=RANK(C5,$C$5:$C$13,0)
4. BẢNG THỐNG KÊ 1
– Đếm số lượng ĐẬU, RỚT.
I5=COUNTIF($D$5:$D$13,”Đậu”)
I6=COUNTIF($D$5:$D$13,”Đậu”) hoặc
I6=COUNTA($D$5:$D$13)-I5 (Lấy tổng số – Số đậu)
– Tính phần trăm của mỗi loại (ĐẬU, RỚT).
J5=I5/COUNTA($D$5:$D$13) hoặc
J5= COUNTIF($D$5:$D$13,”Đậu”)/COUNTA($D$5:$D$13)
Tương tự J6 (% của RỚT).
5. BẢNG THỐNG KÊ 2
– Tương tự Bảng thống kê 1 nhưng đối với LOẠI.
+ X. Sắc
M5= COUNTIF($E$5:$E$13,”X. Sắc”) hoặc
M5= COUNTIF($E$5:$E$13,L5)
Chú ý:
– L5 chứa giá trị “X. Sắc”. Cách này rất nhanh và rất tốt để sao chép xuống các ô còn lại NHƯNG phải nhập đúng với giá trị “X. Sắc” trong hàm IF (cột LOẠI).
Những ô khác thực hiện tương tự.
6. BẢNG THỐNG KÊ 3
– Tương tự Bảng thống kê 1
+ Có mặt
I10=COUNTIF(B5:B13,”X”)
+ Vắng mặt
I11=COUNTBLANK(B5:B13) hoặc
I11=COUNTA(A5:A13)-I10 (Tổng số thí sinh – Có mặt)
Chú ý:
– Đối với các ô hiển thị %, bạn phải nhấp vào biểu tượng % trên thanh công cụ mới hiển thị như mong muốn.
– Nếu không sao chép, bạn có thể không cần cố định (F4) khôi ô NHƯNG khuyên bạn nên cố định sẽ tốt hơn (tạo thói quen thôi!).
Lời kết
Thực hiện các hàm đếm trong Excel là sự kết hợp của nhiều kiến thức nên bạn có thể xem lại những bài viết trước như cố định ô, sử dụng hàm IF đơn giản hoặc IF nâng cao,… Hy vọng các hàm đếm trong Excel sẽ thực hiện tốt công việc của bạn.